Gà bị khò khè là triệu chứng bệnh thường mắc phải ở các loại giống gà, đặc biệt là gà chọi. Nó gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như khả năng chiến đấu của các chiến kê, nhất là khi tình trạng bệnh bị kéo dài. Do đó, sớm phát hiện và tìm cách chữa trị hiệu quả là rất cần thiết. Vậy làm cách nào để giúp chiến kê bị khò khè nhanh chóng khỏi bệnh? Hãy cùng thomo999 tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé.
Những dấu hiệu để nhận biết gà bị khò khè
Gà bị khò khè là bệnh phổ biến và dễ mắc phải ở các giống gà. Tuy nhiên, nếu không sớm được phát hiện, bệnh sẽ sớm trở nặng và gây tử vong. Vì vậy, dưới đây là những dấu hiệu cần nhận biết sớm để chữa trị kịp thời.
- Dấu hiệu dễ nhận biết đầu tiên của bệnh chính là mũi chảy dịch nhầy trắng hoặc xanh kèm theo tiếng thở khò khè.
- Gà thường ủ rũ, nằm một chỗ, không hoạt bát do hệ hô hấp bị ảnh hưởng, lượng oxy cung cấp không đủ nên khả năng hoạt động bị hạn chế.
- Gà mắc bệnh trở nên biếng ăn, ăn ít hoặc thậm chí là bỏ ăn.
- Nếu gà mắc bệnh bệnh thở khò khè, sau một thời gian sẽ có hiện tượng rụng lông, trịu lông, cơ thể gầy gò, ốm yếu.
- Nhận biết qua phân, gà bị thở khò khè phân sẽ đi lỏng kèm theo có màu xanh hoặc ra máu.

Xem thêm: Bật mí cách nuôi gà đá khỏe
Gà bị khò khè nguyên nhân mắc bệnh từ đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến gà chiến bị khò khè nhưng chủ yếu thường do:
Do thời tiết thay đổi đột ngột
Thông thường vào mùa đông, khi thời tiết thay đổi đột ngột, kèm theo gió lạnh sẽ khiến gà dễ bị cảm lạnh, mắc các bệnh về đường hô hấp và hen suyễn. Từ đó gây ra triệu chứng gà thở khò khè do cơ thể chưa kịp thích nghi với nền nhiệt độ mới.
Do vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium
Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bênh trên cho gà. Chúng gây suy hô hấp nghiêm trọng khiến gà khó thở, mũi nghẹt. Chúng thường xâm nhập và gây bệnh một cách dễ dàng khi gà nuôi không được đảm bảo về chế độ dinh dưỡng và môi trường sống. Đặc biệt, chúng có thể lây nhiễm hàng loạt cho những con gà khác trong đàn. Vì Mycoplasma Galliseptium có thể sống trong dịch nhầy từ 4-5 ngày và 18 ngày trong lòng đỏ trứng.

Xem thêm: Kinh nghiệm chơi đá gà cựa sắt
Do bẩm sinh, di truyền
Gà bị khò khè cũng có thể do di truyền từ bố mẹ hoặc bẩm sinh với thể chất yếu nên dễ mắc bệnh. Nhưng điều khiến các sư kê lo lắng nhất là những con giống gà này, khi còn nhỏ sẽ rất khó để phát hiện bệnh hoặc thường dễ bị bỏ qua ở những dấu hiệu đầu tiên. Vì thế, gà chọi sẽ rất khó nuôi, chậm lớn và không đạt được năng suất như mong muốn.
Do điều kiện môi trường sống không đảm bảo
Gà là vật nuôi rất dễ nhạy cảm với môi trường sống. Do đó, nếu điều kiện môi trường chăn nuôi ẩm thấp, không được vệ sinh đúng theo định kỳ sẽ là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển.
Bật mí cách chữa trị gà bị khò khè hiệu quả nhanh chóng
Thông thường dựa vào dấu hiệu và tình trạng của bệnh mà ta áp dụng những cách chữa trị hiệu quả sau:
Dùng thuốc có chứa chất Tylosin hoặc Tilmicosin
Tylosin và Tilmicosin là hai thành phần có tính đặc trị trong chữa bệnh gà bị mắc bệnh viêm hô hấp mãn tính. Mà dấu hiệu của bệnh thường là thở khò khè như mắc đờm kèm theo mũi chảy dịch màu xanh. Vì thế, nếu bạn thấy gà của mình có những triệu chứng này thì dùng các loại thuốc có chứa 1 trong 2 thành phần trên nhé.
Ngoài ra, ta có thể thay thế các loại thuốc chữa bệnh bằng hai thành phần khác là Gentatylo hoặc Lincospecto. Chúng thường được sản xuất và sử dụng qua đường tiêm.

Dùng Doxycyclin để trị bệnh gà bị khò khè
Nếu gà thở khò khè và thường ủ rũ, mệt mỏi, chán ăn hoặc bỏ ăn, đồng thời, trong đàn có 1 vài con trong đàn bị chết thì nên dùng Doxycyclin để điều trị. Lưu ý, trường hợp này nên hỏi ý kiến chỉ dẫn của bác sĩ thú y nhằm cho hiệu quả tốt nhất.
Còn trong trường hợp gà thở khò khè nhưng không chảy dịch mũi, mắt không sưng thì đây là dấu hiệu gà đã bị nhiễm chủng E.Coli. Cách để điều trị hiệu quả nhất là cho gà uống Doxycyclin kết hợp với kháng sinh Florfenicol nhé.

Tiêm vắc xin Newcastle
Tiêm vắc xin Newcastle cũng là một trong những cách giúp phòng ngừa và điều trị bệnh gà bị khò khè hiệu quả. Nhất là trong trường hợp gà đi phân sáp nâu kèm theo tiếng gà thở khò khè.
Đưa đến cơ quan thú y
Đây là trường hợp gà bị khò khè do mắc các dịch cúm gia cầm, là những dịch bệnh rất nguy hiểm. Sau khi mắc cúm, tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh, chỉ sau 1 – 2 ngày là đàn gà sẽ chết hàng loạt. Do đó, cách điều trị tốt nhất là các chủ trang trại nên lấy mẫu và đưa đến cơ quan thú y làm xét nghiệm.
Trên đây là những dấu hiệu, nguyên nhân và cách để điều trị bệnh gà bị khò khè hiệu quả nhất. Hy vọng sẽ là những kiến thức bổ ích, đặc biệt là với các sư kê để có được những chiến kê lớn nhanh, khỏe mạnh và cho khả năng chiến tốt nhất.